Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi bọc răng sứ (phục hình răng), cách chăm sóc răng miệng của bệnh nhân đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định chất lượng và tuổi thọ của răng sau khi phục hình. Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ nha khoa sẽ giúp bạn tìm hiểu bọc răng sứ có bị hôi miệng không cũng như cách chăm sóc răng sau khi bọc răng sứ.

Lý giải chứng hôi miệng và nguyên nhân gây ra

Vấn đề bọc răng sứ có bị hôi miệng không là điều có thể xảy ra, và nếu gặp phải tình trạng này thông thường là do các nguyên nhân chính như sau:

Răng sứ có vết nứt hay những rãnh sần sùi làm thức ăn, vi khuẩn dễ bám vào dẫn đến hôi miệng.


Khi chụp răng sứ có thể bị hở, làm thức ăn bị dắt sâu vào bên trong chụp làm hỏng cùi răng thật bên trong đồng thời gây ra bệnh hôi miệng do vi khuẩn sinh sôi lâu ngày trên các mảng thức ăn không được làm sạch.

Các cầu răng ở ngay phần nhịp làm không đúng kỹ thuật, hở nhịp, khó vệ sinh, thức ăn dễ bị bám vào cùi răng thật bên trongcác khe bên dưới gây ra mùi hôi.

Các loại răng sứ bằng kim loại sau một thời gian sử dụng, trong môi trường miệng dưới sự tác động của nước bọt, hóa chất, vi khuẩn… răng sứ kim loại bị oxi hóa sẽ làm kích ứng cho răng thật và nướu, gây ra mùi khó chịu cho răng miệng.

Cách phòng tránh hôi miệng sau khi bọc răng sứ

Việc phòng tránh mùi hôi khó chịu không phải là điều khó. Bạn hoàn toàn có thể chủ động thực hiện tốt việc này:

– Chải răng hàng ngày ít nhất 2 – 3 lần với bàn chải lông mềm. Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và nước súc miệng để giúp làm sạch răng miệng hiệu quả hơn.

– Lưu ý làm sạch vùng quanh răng sứ, đặc biệt là vị trí tiếp xúc giữa mão răng và trụ mão. Vì vị trí này dễ lắng đọng thức ăn gây hôi miệng.


– Tới nha sĩ để được cạo vôi răng và làm vệ sinh định kỳ 6 tháng/ lần.

Bất kì bệnh lý răng miệng nào cũng cần được điều trị kịp thời, như vậy việc điều trị sẽ dễ dàng, tiết kiệm và ít mất thời gian hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình.
 
Top