Bệnh chảy máu chân răng và cách điều trị - Khi bị chảy máu chân răng, có thể là dấu hiệu của viêm nướu hoặc là tổn thương nướu đơn thuần. Trong trường hợp bệnh nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tiêu xương, răng lung lay và rụng sớm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý này cũng như cách điều trị hiệu quả. 

Chảy máu chân răng thông thường là một triệu chứng ở nướu có thể do chấn thương hoặc bệnh ở nướu gây ra. Nướu khỏe mạnh thường hồng hào, săn chắc, không dễ bị chảy máu ngay cả khi bạn lỡ tay đánh răng và nướu hơi mạnh so với bình thường. Khi bị viêm nướu, chỉ cần một tác động nhẹ vẫn gây chảy máu, đau nhức. 

Bệnh chảy máu chân răng và cách điều trị-1

Nguyên nhân chảy máu chân răng

Khi các mô mềm xung quanh răng như lợi, dây chằng, xương ổ răng... bị tổn thương sẽ khiến các mạch máu vỡ ra, gây xuất huyết chân răng. Những tổn thương mô mềm có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Vệ sinh răng miệng kém, không đúng cách tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển ở giữa nướu và kẽ răng. Các nội độc tố do vi khuẩn tiết ra làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, gây nên các phản ứng như sưng, viêm, chảy máu. 

- Việc chải răng quá mạnh, dùng bàn chải quá cứng hoặc các va đập bên ngoài sẽ khiến nướu bị tổn thương, gây chảy máu.

- Không thực hiện lấy cao răng thường xuyên rất dễ mắc phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu. Phần nướu lúc này sẽ bị sưng đỏ, viêm nhiễm, xung huyết và rất dễ bị chảy máu. Nướu càng bị viêm thì chảy máu càng nhiều.

- Răng mọc lệch, mọc khấp khểnh cũng là nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi việc vệ sinh răng miệng gặp khó khăn, thức ăn không được làm sạch gây viêm nhiễm. 

- Phụ nữ có hiện tượng thay đổi nội tiết tố ở các giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh. Những thay đổi đột ngột này làm tăng lưu lượng máu đến lợi, gây xuất huyết.

- Thiếu vitamin C, giảm tiểu cầu, bị gan, thận đều gây chảy máu chân răng.

Khi gặp phải dấu hiệu chảy máu chân răng, ngoài việc đến khám ở chuyên khoa răng hàm mặt cũng nên khám tổng quát sức khỏe. Để sớm phát hiện những bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải.

Bệnh chảy máu chân răng và cách điều trị-2

Điều trị chảy máu chân răng như thế nào?

Cầm máu

- Dùng nha đam thoa lên nướu trong vòng 5 phút, thực hiện 2 lần/ngày rồi sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. 

- Dùng dầu đinh hương thoa lên nướu.

- Pha lá trà xanh tươi với mật ong, ngậm trong 3 phút. 

Chế độ ăn uống

Người bị chảy máu chân răng do thiếu vitamin C, vitamin K hoặc canxi thì cần ăn những nguồn thực phẩm bổ sung các chất như cam, chanh, bưởi, các loại hạt, phô mai, các loại rau xanh,... Ngoài ra, một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp vết thương mau lành, duy trì ổn định các chức năng của cơ thể. 

Điều trị bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng là:

- Nhóm corticosteroid điều trị các triệu chứng sưng, đỏ, đau răng

- Nhóm thuốc kháng sinh dùng để tiêu diệt vi khuẩn

- Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng

- Thuốc kháng viêm làm giảm viêm

Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng mà phải đúng theo đơn, liều lượng của bác sĩ. Bệnh chảy máu chân răng và cách điều trị cần được trải qua thăm khám của bác sĩ, đánh giá tình trạng bệnh và thực hiện theo phác đồ của bác sĩ mới đảm bảo an toàn cũng như chữa dứt điểm. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn có thể phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. 

 
Top