Những chiếc răng bị thưa khiến bạn không đủ tự tin để cười thật tươi. Niềng răng thưa là phương pháp nắn chỉnh răng khắc phục tình trạng răng thưa hiệu quả, giúp răng sát khít nhau đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng và khuôn mặt.
Bài viết liên quan: răng lấy tủy có nên bọc lại
Niềng răng thưa như thế nào? |
Niềng răng thưa là gì?
Thực tế, không phải ai trong chúng ta sinh ra cũng đã có một cấu trúc hàm cân đối. Và càng không nhiều người có sẵn một hàm răng đều đẹp nếu không được can thiệp, chăm sóc. Răng thưa là vấn đề không chỉ em mà rất nhiều người gặp phải. Quá trình ăn nhai, thói quen dùng tăm tre xỉa răng sau ăn càng khiến cho tình trạng này thêm xấu.
Với những tiến bộ của nha khoa hiện đại, việc khắc phục thưa răng không còn quá khó khăn. Những phương pháp tạm thời thường không mang lại hiệu quả lâu dài và niềng răng được xem là kĩ thuật chỉnh nha hữu hiệu, mang lại hiệu quả bền vững. Kỹ thuật niềng răng thưa là phương thức hiệu chỉnh, kéo các răng lại gần nhau, duy trì khoảng cách răng chuẩn với độ khít phù hợp, tăng cường tính thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt.
Quy trình niềng răng thưa tại nha khoa
Quy trình niềng răng thưa cần trải qua các giai đoạn như sau:
Bước 1: Đây là bước đầu tiên trong quy trình niềng răng thưa nhưng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của việc chỉnh nha. Do vậy, bước này được các bác sĩ, các phụ tá nha khoa, kỹ thuật viên hình ảnh tiến hành kỹ lưỡng.
Khách hàng mất khoảng 1 tiếng đồng hồ để làm các bước chụp phim, lấy dấu mẫu hàm, thăm khám để biết rõ tình trạng răng của mình, từ đó thống nhất với Bác sĩ đưa ra phương pháp niềng răng thưa tốt nhất và phù hợp với mình nhất.
Bước 2: Bác sĩ điều trị các bệnh về răng miệng để tránh các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng. Mục đích là để đảm bảo tình trạng răng miệng tốt trước khi niềng răng, không làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng thưa.
Bước 3: Khách hàng được tiến hành gắn khí cụ để hỗ trợ quá trình đeo mắc cài kim loại sau này diễn ra thuận lợi. Các khí cụ phổ biến như: Thun tách kẽ, gắn khâu, khí cụ nong hàm...
Bước 4: Sau các bước điều trị tổng quát, gắn khí cụ, khách hàng chính thức bước vào thời kỳ đeo mắc cài. Hệ thống mắc cài bằng kim loại được gắn trực tiếp trên răng, dây cung được đặt vào rãnh mắc cài có tác dụng tạo ra lực siết di chuyển răng. Dây thun hoặc chốt tự đóng trên rãnh mắc cài có tác dụng giữ dây cung cố định trên mắc cài.
Bước 5: Thông thường sau 3 - 6 tuần, bác sĩ hẹn để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng...
Kết thúc quá trình niềng răng thưa, bác sĩ tiến hành tháo các mắc cài bằng kim loại, dây cung và các khí cụ, sau đó làm hàm duy trì. Thời điểm này xương và răng cũng chưa kịp thích nghi với sự thay đổi mới, răng có xu hướng về lại vị trí ban đầu. Chính vì thế, bạn cần phải đeo hàm duy trì để giữ các răng ổn định ở vị trí mới cho đến khi xương, răng và nướu răng thích nghi với sự thay đổi mới.
Bài viết được trích nguồn tại: https://dichvutaytrangrangsaigon.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
TG: VT