Cân nặng cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Cân nặng của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều vào dinh dưỡng khi mang thai của mẹ, sức khỏe của trẻ và do yếu tố di truyền. Nhưng theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe nhi khoa, cân nặng của bé lúc mới sinh không phải là điều quan trọng nhất, mà sự phát triển ở giai đoạn phát triển mới là việc đáng quan tâm hơn cả. Vì vậy việc theo dõi súc khỏe của trẻ qua cân nặng là điều mà các bậc phụ huynh nên chú ý.
>> Thông tin nha khoa nên biết: trồng răng giả giá bao nhiêu
Từ lúc sinh cho đến 3 tuổi, mỗi tháng cần theo dõi sức khỏe của bé qua cân nặng để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Cân ít nhất 1 lần/tuần trong khoảng từ 6 – 8 tuần đầu tiên, sau đó có thể giảm xuống còn 1 -2 lần/tháng cho đến khi con được 4 tháng. Từ 5 tháng đến 2 tuổi, cho bé cân 1 lần/tháng. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần được theo dõi cân nặng mỗi tháng để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Bạn nên cân bé vào một ngày nhất định trong tháng (có thể chọn ngày bé chào đời).

Theo dõi sức khỏe của trẻ qua cân nặng

Thường xuyên theo dõi cân nặng của bé ngay từ lúc mới sinh

Sau mỗi lần cân, bạn chấm lên biểu đồ một điểm tương ứng với số cân và tháng tuổi của bé. Nối dần các điểm chấm đó, bạn sẽ có một biểu đồ cân nặng (còn gọi là biểu đồ tăng trưởng hay biểu đồ phát triển). Nếu đường biểu diễn cân nặng đi lên có nghĩa là con bạn tăng trưởng tốt. Đường biểu diễn cân nặng nằm ngang có nghĩa là cân nặng của con bạn không tăng. Nếu không tăng cân trong hai tháng liền nghĩa là bé đã bị ngừng phát triển. Đường biểu diễn cân nặng đi xuống nghĩa là bé bị sụt cân, phát triển không tốt. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, con bạn rất dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và viêm phổi.

Bí quyết bảo đảm cân nặng cho bé

Luôn cân bằng dinh dưỡng bằng một thực đơn đa dạng cho bé. Từ 6 tháng, bé bắt đầu ăn dặm, bạn phải tập cho bé quen dần với thức ăn đặc, làm quen với thức ăn giống của người lớn. Ở tuổi mẫu giáo, bé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể. Chế độ ăn đa dạng là một chế độ ăn trong đó mỗi bữa ăn có đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng. Chẳng hạn như các bữa ăn hàng ngày cùng với các bữa phụ sẽ đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể trong từng giai đoạn, mà không phải áp dụng thêm chế độ ăn đặc biệt nào.

Vì vậy, nếu bé nhà bạn ăn 3 bữa 1 ngày và có từ 3 – 4 bữa phụ, với các thực phẩm như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, các thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, cơm, mì, thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu đỗ, sữa, sữa chua, phô mai và các chế phẩm khác thì bạn có thể an tâm rằng ngay cả khi bé bỏ một bữa hay thậm chí là bỏ ăn cả ngày thì dinh dưỡng trong cả tuần hay cả tháng vẫn đáp ứng được nhu cầu cửa cơ thể bé.

Bài viết được trích nguồn từ: http://suckhoechomoinha.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top