Răng cấm – hay còn gọi là răng số 6 – là chiếc răng được đánh giá có vai trò quan trọng nhất trong cung hàm. Răng cấm đảm nhận đến 70% khả năng ăn nhai, đồng thời giữ nhiệm vụ ổn định vị trí của các răng vùng hàm.

Chính vì chức năng quan trọng này, dân gian gọi răng số 6 là răng cấm, bởi mọi việc tác động đến chiếc răng này đều sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi răng này đã bị mất đi do bệnh lý, tai nạn hoặc bị nhổ bỏ, nhiều người vẫn có băn khoăn rằng không biết có nên trồng răng cấm không, và việc trồng răng có gây nên ảnh hưởng xấu gì đến cơ thể không.

Có nên trồng răng cấm không? 

Răng cấm có vai trò quan trọng trên khung hàm, lỗ trống để lại sẽ làm cho thức ăn rơi vào gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Những thức ăn này lâu ngày sẽ bị phân hủy dẫn đến hôi miệng, cao răng và tệ hơn nửa những vị trí này sẽ tạo ra một ổ vi khuẩn lớn tăng nguy cơ gây ra các bệnh nguy hiểm về răng miệng như nha chu, sâu răng. 

Bên cạnh đó, tại vị trí mất răng phần xương hàm sẽ có xu hướng tiêu đi và sẽ tiêu nhiều hơn nếu tình trạng mất răng càng lâu. Những răng khỏe mạnh kề bên sẽ có xu hướng ngã về hướng chiếc răng đã mất gây nên tinh trạng sai lệch khớp cắn răng bị khập khểnh. Chính vì những nguy cơ nêu trên thì bác sĩ nha khoa khuyên chúng ta nên trồng răng răng cấm khi mất răng và trồng càng sớm càng tốt. 

Có nên trồng răng cấm không?

Chúng ta chỉ trồng răng cấm trong những trường hợp sau: 

Khả năng ăn nhai bị giảm sút: Với chức năng ăn nhai chính của cung hàm, tình trạng mất răng cấm không được trồng lại sẽ khiến khả năng ăn nhai bị sụt giảm nghiêm trọng. Hệ lụy kéo theo của vấn đề này là hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, đồng thời khả năng hấp thu chất dinh dưỡng trở nên kém đi, cơ thể dễ rơi vào trạng thái suy nhược. 

Hiện tượng di răng, răng bị lệch lạc: Khi mất răng cấm và không được trồng lại răng mới, các răng kế cận có xu hướng xô lệch vào khoảng trống do răng cấm để lại, khiến cung hàm trở nên lệch lạc. Bên cạnh đó, răng đối diện răng cấm sẽ dài ra, gây nên hiện tượng mất cân đối giữa các răng. 

Gây nên những bệnh lý trên răng: Hiện tượng dịch chuyển sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh tại những vị trí răng bị vênh lệch, dẫn đến viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng… 


Răng cấm có trồng được không? 

Hiện có 3 phương pháp trồng răng cấm được mọi người áp dụng thực hiện đó là: làm cầu răng sứ, trồng răng giả tháo lắp và cấy ghép implant. 

Trong các phương pháp trên thì trồng răng cấm bằng cấy ghép implant là giải pháp tối ưu nhất. Bởi vì: 

Trồng răng cấm bằng cấy ghép implant phục hình lại từ chân và thân răng. Trong đó, trụ implant được trồng trực tiếp xuống xương hàm, đóng vai trò như một chân răng vững chắc, cố định. Phần phía trên là một mão sứ được lắp vào trụ implant, với chức năng ăn nhai và che lấp khoảng trống mất răng, ngăn các răng bên cạnh xô lệch. 

Răng cấm bằng implant có độ bền và khả năng chịu lực ăn nhai tốt như răng thật. Tuổi thọ duy trì lâu dài, thậm chí là trọn đời nếu bạn có chế độ chăm sóc răng phù hợp. 

Chất liệu sử dụng trong trồng răng cấm bằng implant đều có đặc tính sinh học cao, lành tính và tương thích tốt với mọi cơ địa. Đặc biệt trụ implant có thể tồn tại lâu dài trong môi trường ẩm ướt của khoang miệng, không bị đào thải, không gây ra các kích ứng cho răng và nướu. 

Ngòai ra, do có trụ răng thay thế nên trồng răng implant còn là giải pháp ngăn chặn tình trạng tiêu xương ổ răng, xương hàm khi bị mất đi răng cấm. 

Bài viết trích nguồn tại: https://niengrangnguoilondangluu.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top