Niềng răng thưa là phương pháp được áp dụng nhằm điều chỉnh hàm răng không khít đều nhau, giữa những chiếc răng kề cạnh có khoảng trống gây mất thẩm mỹ. Với phương pháp này, khách hàng có thể lựa chọn loại khí cụ chỉnh nha phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng của mình.

Răng thưa có thể mắc phải do bẩm sinh, do quá trình sinh hoạt hoặc hệ quả của việc mất răng gây ra. Dù thưa răng bởi nguyên nhân nào thì tình trạng này cũng khiến thẩm mỹ gương mặt bị ảnh hưởng, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề về răng miệng. Lúc này, niềng răng thưa chính là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.

Răng thưa gây mất thẩm mỹ và nhiều vấn đề răng miệng*

Áp dụng niềng răng thưa để làm gì?

Niềng răng thưa là việc sử dụng khí cụ chỉnh nha để tạo lực kéo, nắn chỉnh răng, giúp khe hở răng thưa được lấp đầy, răng đều và đẹp hơn. Theo đó, người bệnh cần trải qua quá trình chỉnh nha từ 1 - 2 năm để sở hữu hàm răng đều đặn, trùng khít.

Hiện nay, niềng răng thưa là kỹ thuật chỉnh nha được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Tham gia vào quá trình điều trị này, quý khách hàng nhận được các lợi ích sau đây:

- Chỉnh nha niềng răng thưa kéo các răng lại gần với nhau làm khít các khe hở, hàm răng đẹp hơn giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp.

- Bên cạnh đó, niềng răng thưa còn giúp bạn tránh được việc thức ăn bám vào khe răng, phát sinh các vi khẩn gây hại răng.

Quá trình di chuyển của răng còn tùy thuộc vào từng cơ địa*
- Giúp bạn có một khớp cắn chuẩn, không bị sai lệch, đảm bảo việc ăn nhai tốt hơn, tránh được những ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Giúp bạn phát âm chuẩn hơn.

Bên cạnh đó, khi thực hiện niềng răng thưa, mọi vấn đề, bệnh lý về răng miệng đồng thời được phát hiện, điều trị kịp thời, đảm bảo cho một tình trạng sức khỏe răng miệng ổn định.

Quy trình niềng răng thưa áp dụng tại nha khoa

Quy trình niềng răng thưa quyết định kết quả và sự an toàn trong suốt quá trình tham gia điều trị của khách hàng. Theo đó, bạn cần trải qua các bước sau đây:

Bạn có thể lựa chọn khí cụ chỉnh nha tùy thuộc vào điều kiện kinh tế*
Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bệnh nhân được khám tổng quát răng miệng, sức khỏe của răng và nướu. Đồng thời chụp phim để khảo sát tình hình xương hàm cụ thể. Sau đó bạn được tư vấn lựa chọn loại mắc cài chỉnh nha sao cho phù hợp.

Bước 2: Lấy dấu hàm, thiết kế khí cụ

Bệnh nhân được lấy dấu hàm để thiết kế và chế tạo mẫu thạch cao. Từ những thông số này, bác sĩ mới có cơ sở để tính toán hướng điều trị và di chuyển của răng sao cho tốt nhất.

Bước 3: Lên phác đồ điều trị

Bác sĩ lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân với các dự đoán chỉnh lực và tốc độ di chuyển răng cho từng giai đoạn cụ thể trong tương lai.

Bước 4: Gắn khí cụ chỉnh nha

Bác sĩ thực hiện gắn mắc cài và dây cung cố định lên răng hoặc giao khay niềng và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng, tùy thuộc vào lựa chọn phương pháp niềng răng thưa trước đó của bạn.

Thực hiện tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ điều trị*
Bước 5: Theo dõi điều trị

Tùy thuộc vào từng loại hình niềng răng, bệnh nhân được chỉ định tái khám để kiểm tra độ dịch chuyển của răng và chỉnh lại các mắc cài nếu có sự di lệch để cho hiệu quả chỉnh răng được tốt hơn.

Trong các bước niềng răng thưa thì vấn đề theo dõi điều trị có vai trò quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến quy trình niềng răng. Bên cạnh đó, khách hàng cần tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc răng miệng cũng như vệ sinh khí cụ tại nhà.
 
Top