Niềng răng hô là phương pháp áp dụng để điều chỉnh răng mọc lệch tại hàm trên. Theo đó, các mắc cài hoặc khay niềng được gắn lên răng và bạn cần duy trì chúng trong khoảng thời gian từ 18 - 36 tháng. Niềng răng hô áp dụng hiệu quả với mọi trường hợp hô do răng, mang lại hàm răng đều đặn, chuẩn khớp.

Niềng răng hô là gì?

Niềng răng hô phương pháp thông qua việc sử dụng các khí cụ như mắc cài, dây cung hoặc khay niềng để tác động lực kéo liên tục lên răng, giúp răng mọc sai lệch tại hàm trên di chuyển đến vị trí mong muốn. 

Niềng răng hô áp dụng hiệu quả cho các trường hợp sai lệch răng hàm trên do răng*
Trước đây, kỹ thuật niềng răng hô chỉ áp dụng cho các trường hợp hô do răng gây ra. Ngày nay, khi kỹ thuật nha khoa phát triển hiện đại, mọi trường hợp sai lệch răng hô nói riêng và các sai lệch khác nói chung đều có thể khắc phục bằng phương pháp niềng răng.

Thông thường, để một ca niềng răng hô đạt kết quả tối ưu thường mất khoảng từ 18 đến 24 tháng. Đây là khoảng thời gian ước lượng cho các trường hợp thường gặp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn, còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người.

Quy trình niềng răng hô đạt chuẩn quốc tế

Với trường hợp hô nặng hay hô nhẹ, hô ít răng hay nhiều răng, hô một hàm hay cả hai hàm thì việc điều chỉnh nha cũng cần phải bảo đảm na toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. Vì thế mà quá trình niềng răng hô cần được áp dụng theo quy trình chuẩn, bao gồm các bước:

Thời gian dịch chuyển của răng tùy thuộc vào từng cơ địa*
Bước 1: Kiểm tra tình trạng răng

Tiến hành kiểm tra tình trạng răng, xương hàm bằng cách chụp phim Xquang toàn hàm, phim chóp để có được các thông số chi tiết. Nếu trường hợp do răng phát triển quá mức thì tiến hành niềng răng hô để đạt kết quả tối ưu nhất.

Bước 2: Lên phác đồ điều trị

Dựa trên những thông số có được, bác sĩ tính toán hướng di chuyển của răng, lực đẩy tăng giảm theo từng giai đoạn cụ thể cho đến khi đạt kết quả cuối cùng. 

Bước 3: Gắn khí cụ và tăng lực xiết

Dựa vào điều kiện chi trả, bệnh nhân chọn loại khí cụ phù hợp (mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt trong, mắc cài tự buộc hay khay niềng trong suốt). Sau khi khí cụ được chế tác, bác sĩ gắn lên răng và tạo lực đẩy ban đầu vừa đủ sao cho bệnh nhân không cảm thấy khó chịu.

Bước 4: Theo dõi quá trình răng di chuyển

Bác sĩ đặt lịch tái khám cũng như hướng dẫn tự chăm sóc tại nhà và bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm khắc. Song song với việc tái khám định kỳ để tăng giảm lực xiết hoặc thay khí cụ, bác sĩ và bệnh nhân thương xuyên trao đổi tình hình và kịp thời xử lý những tình huống bất thường trong quá trình niềng răng hô.

Bạn có thể lựa chọn loại khí cụ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng*
Bước 5: Đeo hàm duy trì

Sau khi tháo các khí cụ ra khỏi răng, để răng về chính xác vị trí mong muốn và đạt độ thẩm mỹ cao nhất, bác sĩ tiến hành tháo mắc cài và thiết kế hàm duy trì, chỉ định bệnh nhân đeo thêm trong một khoảng thời gian ngắn để đảm bảo ổn định vị trí, không tái phát.

Khi nhận thấy răng và xương hàm đã ổn định tại vị trí mới, bác sĩ giúp tháo bỏ hàm duy trì cho bệnh nhân và kết thúc quy trình niềng răng hô thành công. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải duy trì tới gặp bác sĩ ít nhất 6 tháng 1 lần để kiểm tra các hoạt động của răng và xương hàm.
 
Top