Nhiệt miệng làm ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống hàng ngày. Để khắc phục được tình trạng này các bạn có thể tham khảo một số mẹo hay dưới đây. trồng răng cửa cố định là như thế nào?
Mẹo chữa nhiệt miệng tại nhà
Nhiệt miệng là do cơ thể nóng, vi khuẩn gây ra. Tình trạng này thường xuất hiện ở quanh môi hoặc nướu. Chúng sưng và có vết màu đỏ hoặc đốm trắng và bị đau khi có vật cọ xát vào. Bất kì ai và lứa tuổi nào đều cũng có thể gặp phải bệnh này ít nhất là 1 lần.
Cách chữa nhiệt miệng bằng lá bàng
Dùng 1 nắm lá bàng non rửa sạch. Sau đó, bạn cho lá vào nồi và cho nước ngập ngang lá đun sôi rồi để nhỏ lửa trong 30 phút.
Cho nước lá bàng vào ly để nguội bớt, phần còn lại thì bạn cho vào bình giữ nhiệt hoặc ấm phích để dùng cho lần sau. Bạn sẽ lấy nước này để ngậm trong miệng tầm 2 – 3 phút rồi nhổ ra rồi súc miệng lại với nước.
Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất với mật ong
Sử dụng mật ong |
Mật ong có tính sát khuẩn, giảm viêm rất tốt. Vị ngọt của mật ong rất dễ chịu nên phù hợp cho cả trẻ nhỏ khi bị nhiệt miệng. Bạn chỉ cần dùng 1 cây bông trang điểm hoặc loại để ngoáy tai chấm vào mật ong rồi bôi quanh chỗ bị nhiệt miệng.
Lưu ý là bạn không nên đẩy lưỡi hay nuốt ngay nhé. Bạn nên ngậm trong vài phút rồi súc miệng lại là được. Bạn hãy bôi mỗi ngày 3 lần cho đến khi nó xẹp hẳn.
*** Tham khảo thông tin tẩy trắng răng có đắt không từ tư vấn bác sĩ
*** Tham khảo thông tin tẩy trắng răng có đắt không từ tư vấn bác sĩ
Cách chữa nhiệt miệng dùng bột sắn dây
Bột sắn dây hay còn gọi là cát căn có tính mát, giải nhiệt tốt. Cách chữa nhiệt miệng này rất đơn giản. Bạn chỉ cần pha 10 – 15g bột sắn dây với nước ấm khoảng 60 độ để uống.
Mỗi ngày bạn nên dùng 2 lần là vừa đủ. Nếu có thể thì bạn uống không đường là tốt nhất hoặc chỉ nên cho 1 chút đường. Với cách này thì sẽ làm thanh nhiệt cả cơ thể, giải độc tốt.
Dùng rau ngót cũng là một cách chữa nhiệt miệng
Rau ngót có tính thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Bạn chỉ cần rửa sạch vài lá rau ngót rồi giã nhỏ, đắp trực tiếp lên chỗ bị nhiệt miệng trong 3 phút rồi súc miệng lại với nước.
Sử dụng rau ngót |
Ngoài ra, bạn có thể nấu thêm canh rau ngót với thịt hoặc tôm để ăn nhằm giải nhiệt cho cơ thể. Một ngày bạn nên đắp rau ngót khoảng 2 – 3 lần cho đến khi khỏi hẳn.
Cách chữa nhiệt miệng đơn giản từ củ cải
Củ cải có tính mát và chống viêm tốt. Bạn chỉ cần rửa sach củ cải và gọt vỏ đem ép hoặc giã nhỏ ra vắt lấy nước cốt. Sau đó, bạn pha nước cốt với một ít nước sôi để nguội.
Mỗi ngày bạn chỉ cần súc miệng với nước củ cải 3 lần thì tình trạng nhiệt miệng sẽ giảm hẳn. Nước ép này nên được sử dụng trong ngày, qua hôm sau thì bạn nên làm nước mới.
TG: Trang